Khi bước vào phòng thi, nhiều thí sinh bị áp lực tâm lý đè nặng nên mặc dù đã cố gắng hết sức nhưng kết quả vẫn không cao. Bởi vậy, để “rinh” điểm 8, 9 môn Văn và tiếng Anh các sỹ tử cần bố trí thời gian hợp lý và biết cách dùng “mẹo” để chọn đáp án đúng và nhanh nhất.
Môn Ngữ văn: Bố trí thời gian hợp lý
Theo kinh nghiệm của nhiều thầy cô cho biết, các thí sinh thậm chí là học sinh giỏi đều hay mắc phải lỗi về bố trí thời gian không hợp lý nên khi hết giờ vẫn chưa làm xong hoặc cuống cuồng viết vội vài dòng kết luận cụt ngủn. Và những bài làm như thế sẽ bị đánh giá thấp dẫn đến kết quả không khả quan.
Để tránh được lỗi đó, các thí sinh cần đọc kỹ đề thi một lượt, xác định điểm và thời gian làm cho từng câu. Đối với phần hỏi về tác giả, tác phẩm (2 điểm) các em nên làm trong khoảng 30 phút. Bởi vì đây là phần kiểm tra kiến thức cơ bản nên thí sinh cần học thuộc và nắm chắc những ý chính mà câu hỏi yêu cầu, tránh lan man, dài dòng.
Đối với câu nghị luận các em cũng chỉ dành từ 30 – 45 phút để triển khai ý và viết, còn lại dành thời gian để làm câu tự luận vì đây là phần chiếm số lượng điểm khá lớn. Các em cần lưu ý phải lập dàn ý sơ giản (hoặc chi tiết) trước khi viết bài để tránh thiếu ý, trình tự các ý lộn xộn và lạc đề.
Tiếp đến cần xác định đầy đủ yêu cầu của đề thi về các phương diện như kiểu bài: xác định xem đề bài yêu cầu sử dụng kĩ năng nghị luận nào: trình bày, giải thích, chứng minh, bình giảng, phân tích, so sánh hay kiểu bài tổng hợp đòi hỏi kết hợp nhiều kĩ năng nghị luận).
Đối tượng và nội dung nghị luận: Đề bài yêu cầu giải quyết vấn đề gì? Phạm vi kiến thức và dẫn chứng: Để giải quyết vấn đề đó, cần huy động và sử dụng những kiến thức và dẫn chứng nào cho phù hợp và có sức thuyết phục cao nhất).Đồng thời, các em xác định nội dung và hình thức trình bày bài viết. Điều này sẽ giúp bài văn không bị lạc đề, xa đề.
Các em nên xác định yêu cầu của đề thi trong thời gian nhanh nhất, để dành thời gian làm bài. Phải cố gắng làm hết tất cả các câu trong yêu cầu của đề bài, không được bỏ sót ý nào, dù là nhỏ nhất.
Để bài văn đạt kết quả cao, cần vận dụng chính xác, linh hoạt, nhuần nhuyễn các kiểu bài, các kĩ năng và thao tác nghị luận. Các em nên tập trung rèn luyện năng lực trình bày tóm tắt 1 vấn đề văn học, năng lực cảm thụ văn học và các kiểu bài so sánh, phân tích, bình giảng văn học (nhất là phân tích văn xuôi và bình giảng thơ).
Đây là những kiểu bài thể hiện chất văn chương rõ nét nhất, và thường hay thi nhiều nhất. Các em cũng cần vận dụng nhuần nhuyễn các kiểu bài sau:
Các kiểu bài phân tích văn học thường có trong đề thi là: Phân tích tác phẩm hoặc một đoạn tác phẩm, phân tích hình tượng nhân vật, phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật, phân tích các vấn đề văn học, phân tích chi tiết nghệ thuật và nhan đề tác phẩm.
Còn bình giảng văn học chỉ khám phá những điểm nút, những từ ngữ chìa khoá, những thi nhãn, những mạch ngầm để mở đường thưởng thức văn bản, chứ không che lấp hay thay thế văn bản nghệ thuật. Khi bình giảng, cần chú ý tới những chỗ trống, chỗ lạ hoá, khác thường trong văn bản, đặc biệt là cách cấu tạo hình tượng, các chi tiết giàu ý nghĩa, các từ ngữ dùng đắt hoặc kết hợp đặc biệt.
Từ chỗ độc đáo đặc thù đó, tìm đến mạch lạc bên trong của bài thơ, bài văn, khám phá mối liên hệ không gian, thời gian, cách cảm nhận riêng của tác giả cũng như cấu tứ, bố cục của tác phẩm.
Khi bình giảng thơ, để hệ thống ý của bài văn được chặt chẽ, điều quan trọng nhất là phải hiện ra cấu trúc của đoạn thơ, bài thơ. Đối với các bài thơ, đoạn thơ có sử dụng hình thức lặp cấu trúc, liệt kê, điệp từ như Tâm tư trong tù, Việt Bắc, Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm thì khi bình giảng, để tránh bài viết lặp lại một cách nhàm chán, tuyệt đối không được bình từng dòng, mà phải nhóm các chi tiết, hình ảnh thành một hệ thống, rồi mới giảng và bình về hệ thống ấy.
Chẳng hạn, 9 dòng đầu của đoạn thơ Đất nước (Nguyễn Khoa Điềm), có sự lặp đi, lặp lại của điệp khúc“Đất Nước đã có…”, “Đất Nước có trong…”, “Đất Nước bắt đầu…”, “Đất Nước lớn lên…”, “Đất Nước có từ…” cho thấy nhà thơ trầm tư suy ngẫm về thời điểm ra đời của Đất Nước (gồm các dòng 1,3,9), quá trình lớn lên (dòng 4) và phạm vi tồn tại của Đất Nước (dòng 2).
Vì vậy, khi bình giảng đoạn thơ này, cần chú ý nhóm các dòng thơ 1,3,9 thành một ý, dòng 4 là một ý và dòng 2 là một ý. Từ “ngày đó” là phép thế đại từ có ý nghĩa thay thế cho các dòng 5,6,7,8, nên để hiểu được ý nghĩa dòng thơ thứ 9, cần hiểu được các dòng thơ trước đó.
Môn tiếng Anh: Chú ý từ khóa
Để tiết kiệm thời gian và tránh nhầm lẫn, thí sinh nên đọc kỹ yêu cầu đề bài, đặc biệt phần bài đọc với những câu hỏi như "All the following statements are true EXCEPT …” (Tất cả những tuyên bố (thông báo) sau đều đúng, loại trừ...), “According to the reading passage, which statement is NOT true …” (Theo đoạn văn bản, tuyên bố nào là không đúng...). Đối với phần bài đọc thường có rất nhiều từ mới, khiến nhiều em lung túng, không thể hiểu được nội dung để chọn phương án đúng nhất. Bởi vậy các em nên dùng mẹo dò từ khóa (word key). Nắm được từ khóa trong bài, các em có thể “đoán” được chủ đề của bài đọc và có thể tìm được đáp án đúng nhất.
Trong khi trả lời, các em sẽ trải qua cảm giác không chắc chắn, không biết chọn phương án nào là đúng. Trong trường hợp này, công việc duy nhất có thể làm là cứ chọn theo cảm giác ban đầu.
Kinh nghiệm cho thấy, lựa chọn phương án theo cảm giác ban đầu thường cho câu trả lời đúng. Ngoài ra, đối với dạng bài thi trắc nghiệm, các em cần luyện tập khả năng phán đoán và loại trừ những phương án sai dựa vào kiến thức và sự suy diễn logic của mình. Nếu các em có thể loại trừ được ba phương án sai cho mỗi câu hỏi thì phương án còn lại xác suất đúng rất cao.
Khi câu là câu phức hoặc ghép thì chủ ngữ có thể không xuất hiện ở mệnh đề phụ (ví dụ: when (0) walking in the rain, I saw a big frog); hoặc có thể xuất hiện ở cả hai mệnh đề (ví dụ: when I was walking in the rain, I saw a big frog).
Câu phức có thể là câu có mệnh đề phụ chỉ thời gian, chỉ nguyên nhân, kết quả, chỉ mục đích..., nó cũng có thể là câu có mệnh đề chỉ điều kiện và một khi chỉ điều kiện thì nó chỉ có thể là câu điều kiện loại 1, câu điều kiện loại 2 hoặc câu điều kiện loại 3, nhưng cũng có thể là sự kết hợp loại 2 và 3 (mixed type).
Thí sinh nên dùng bút chì mềm 2B và nên tô đáp án luôn vào phiếu trả lời. Cũng như các bài thi khác, thí sinh nên làm những câu dễ trước, trở lại làm các câu khó sau. Thí sính cần cân đối thời gian để khi hết giờ làm bài phiếu trả lời đã có đầy đủ các đáp án được tô.
Để tránh trường hợp máy chấm không đọc được hoặc không chấp nhận đáp án, thí sinh cần lưu ý với mỗi câu trả lời chỉ tô đậm và kín một ô tròn tương ứng với đáp án thí sinh lựa chọn. Phần đọc hiểu có 3 bài với 30 câu hỏi liên quan đến bài đọc, thí sinh nên dành nhiều thời gian hơn các phần khác để hiểu được nội dung và có nhiều đáp án đúng nhất với khả năng của mình.
Nguồn: Theo Vietnamnet
Môn Ngữ văn: Bố trí thời gian hợp lý
Theo kinh nghiệm của nhiều thầy cô cho biết, các thí sinh thậm chí là học sinh giỏi đều hay mắc phải lỗi về bố trí thời gian không hợp lý nên khi hết giờ vẫn chưa làm xong hoặc cuống cuồng viết vội vài dòng kết luận cụt ngủn. Và những bài làm như thế sẽ bị đánh giá thấp dẫn đến kết quả không khả quan.
Để tránh được lỗi đó, các thí sinh cần đọc kỹ đề thi một lượt, xác định điểm và thời gian làm cho từng câu. Đối với phần hỏi về tác giả, tác phẩm (2 điểm) các em nên làm trong khoảng 30 phút. Bởi vì đây là phần kiểm tra kiến thức cơ bản nên thí sinh cần học thuộc và nắm chắc những ý chính mà câu hỏi yêu cầu, tránh lan man, dài dòng.
Đối với câu nghị luận các em cũng chỉ dành từ 30 – 45 phút để triển khai ý và viết, còn lại dành thời gian để làm câu tự luận vì đây là phần chiếm số lượng điểm khá lớn. Các em cần lưu ý phải lập dàn ý sơ giản (hoặc chi tiết) trước khi viết bài để tránh thiếu ý, trình tự các ý lộn xộn và lạc đề.
Tiếp đến cần xác định đầy đủ yêu cầu của đề thi về các phương diện như kiểu bài: xác định xem đề bài yêu cầu sử dụng kĩ năng nghị luận nào: trình bày, giải thích, chứng minh, bình giảng, phân tích, so sánh hay kiểu bài tổng hợp đòi hỏi kết hợp nhiều kĩ năng nghị luận).
Đối tượng và nội dung nghị luận: Đề bài yêu cầu giải quyết vấn đề gì? Phạm vi kiến thức và dẫn chứng: Để giải quyết vấn đề đó, cần huy động và sử dụng những kiến thức và dẫn chứng nào cho phù hợp và có sức thuyết phục cao nhất).Đồng thời, các em xác định nội dung và hình thức trình bày bài viết. Điều này sẽ giúp bài văn không bị lạc đề, xa đề.
Các em nên xác định yêu cầu của đề thi trong thời gian nhanh nhất, để dành thời gian làm bài. Phải cố gắng làm hết tất cả các câu trong yêu cầu của đề bài, không được bỏ sót ý nào, dù là nhỏ nhất.
Để bài văn đạt kết quả cao, cần vận dụng chính xác, linh hoạt, nhuần nhuyễn các kiểu bài, các kĩ năng và thao tác nghị luận. Các em nên tập trung rèn luyện năng lực trình bày tóm tắt 1 vấn đề văn học, năng lực cảm thụ văn học và các kiểu bài so sánh, phân tích, bình giảng văn học (nhất là phân tích văn xuôi và bình giảng thơ).
Đây là những kiểu bài thể hiện chất văn chương rõ nét nhất, và thường hay thi nhiều nhất. Các em cũng cần vận dụng nhuần nhuyễn các kiểu bài sau:
Các kiểu bài phân tích văn học thường có trong đề thi là: Phân tích tác phẩm hoặc một đoạn tác phẩm, phân tích hình tượng nhân vật, phân tích diễn biến tâm trạng nhân vật, phân tích các vấn đề văn học, phân tích chi tiết nghệ thuật và nhan đề tác phẩm.
Còn bình giảng văn học chỉ khám phá những điểm nút, những từ ngữ chìa khoá, những thi nhãn, những mạch ngầm để mở đường thưởng thức văn bản, chứ không che lấp hay thay thế văn bản nghệ thuật. Khi bình giảng, cần chú ý tới những chỗ trống, chỗ lạ hoá, khác thường trong văn bản, đặc biệt là cách cấu tạo hình tượng, các chi tiết giàu ý nghĩa, các từ ngữ dùng đắt hoặc kết hợp đặc biệt.
Từ chỗ độc đáo đặc thù đó, tìm đến mạch lạc bên trong của bài thơ, bài văn, khám phá mối liên hệ không gian, thời gian, cách cảm nhận riêng của tác giả cũng như cấu tứ, bố cục của tác phẩm.
Khi bình giảng thơ, để hệ thống ý của bài văn được chặt chẽ, điều quan trọng nhất là phải hiện ra cấu trúc của đoạn thơ, bài thơ. Đối với các bài thơ, đoạn thơ có sử dụng hình thức lặp cấu trúc, liệt kê, điệp từ như Tâm tư trong tù, Việt Bắc, Đất nước của Nguyễn Khoa Điềm thì khi bình giảng, để tránh bài viết lặp lại một cách nhàm chán, tuyệt đối không được bình từng dòng, mà phải nhóm các chi tiết, hình ảnh thành một hệ thống, rồi mới giảng và bình về hệ thống ấy.
Chẳng hạn, 9 dòng đầu của đoạn thơ Đất nước (Nguyễn Khoa Điềm), có sự lặp đi, lặp lại của điệp khúc“Đất Nước đã có…”, “Đất Nước có trong…”, “Đất Nước bắt đầu…”, “Đất Nước lớn lên…”, “Đất Nước có từ…” cho thấy nhà thơ trầm tư suy ngẫm về thời điểm ra đời của Đất Nước (gồm các dòng 1,3,9), quá trình lớn lên (dòng 4) và phạm vi tồn tại của Đất Nước (dòng 2).
Vì vậy, khi bình giảng đoạn thơ này, cần chú ý nhóm các dòng thơ 1,3,9 thành một ý, dòng 4 là một ý và dòng 2 là một ý. Từ “ngày đó” là phép thế đại từ có ý nghĩa thay thế cho các dòng 5,6,7,8, nên để hiểu được ý nghĩa dòng thơ thứ 9, cần hiểu được các dòng thơ trước đó.
Môn tiếng Anh: Chú ý từ khóa
Để tiết kiệm thời gian và tránh nhầm lẫn, thí sinh nên đọc kỹ yêu cầu đề bài, đặc biệt phần bài đọc với những câu hỏi như "All the following statements are true EXCEPT …” (Tất cả những tuyên bố (thông báo) sau đều đúng, loại trừ...), “According to the reading passage, which statement is NOT true …” (Theo đoạn văn bản, tuyên bố nào là không đúng...). Đối với phần bài đọc thường có rất nhiều từ mới, khiến nhiều em lung túng, không thể hiểu được nội dung để chọn phương án đúng nhất. Bởi vậy các em nên dùng mẹo dò từ khóa (word key). Nắm được từ khóa trong bài, các em có thể “đoán” được chủ đề của bài đọc và có thể tìm được đáp án đúng nhất.
Trong khi trả lời, các em sẽ trải qua cảm giác không chắc chắn, không biết chọn phương án nào là đúng. Trong trường hợp này, công việc duy nhất có thể làm là cứ chọn theo cảm giác ban đầu.
Kinh nghiệm cho thấy, lựa chọn phương án theo cảm giác ban đầu thường cho câu trả lời đúng. Ngoài ra, đối với dạng bài thi trắc nghiệm, các em cần luyện tập khả năng phán đoán và loại trừ những phương án sai dựa vào kiến thức và sự suy diễn logic của mình. Nếu các em có thể loại trừ được ba phương án sai cho mỗi câu hỏi thì phương án còn lại xác suất đúng rất cao.
Khi câu là câu phức hoặc ghép thì chủ ngữ có thể không xuất hiện ở mệnh đề phụ (ví dụ: when (0) walking in the rain, I saw a big frog); hoặc có thể xuất hiện ở cả hai mệnh đề (ví dụ: when I was walking in the rain, I saw a big frog).
Câu phức có thể là câu có mệnh đề phụ chỉ thời gian, chỉ nguyên nhân, kết quả, chỉ mục đích..., nó cũng có thể là câu có mệnh đề chỉ điều kiện và một khi chỉ điều kiện thì nó chỉ có thể là câu điều kiện loại 1, câu điều kiện loại 2 hoặc câu điều kiện loại 3, nhưng cũng có thể là sự kết hợp loại 2 và 3 (mixed type).
Thí sinh nên dùng bút chì mềm 2B và nên tô đáp án luôn vào phiếu trả lời. Cũng như các bài thi khác, thí sinh nên làm những câu dễ trước, trở lại làm các câu khó sau. Thí sính cần cân đối thời gian để khi hết giờ làm bài phiếu trả lời đã có đầy đủ các đáp án được tô.
Để tránh trường hợp máy chấm không đọc được hoặc không chấp nhận đáp án, thí sinh cần lưu ý với mỗi câu trả lời chỉ tô đậm và kín một ô tròn tương ứng với đáp án thí sinh lựa chọn. Phần đọc hiểu có 3 bài với 30 câu hỏi liên quan đến bài đọc, thí sinh nên dành nhiều thời gian hơn các phần khác để hiểu được nội dung và có nhiều đáp án đúng nhất với khả năng của mình.
Nguồn: Theo Vietnamnet